1. Trang chủ
  2. Tính năng mới
  3. R28
  4. Tính năng mới R28 – Phát hành ngày 30/10/2023

Tính năng mới R28 – Phát hành ngày 30/10/2023

Mục lục
1. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn các thông tin trên báo cáo được thể hiện đồng nhất để tránh thắc mắc khi đối chiếu các báo cáo với nhau

1. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn các thông tin trên báo cáo được thể hiện đồng nhất để tránh thắc mắc khi đối chiếu các báo cáo với nhau

Trước đây:

  • Hàng năm, cán bộ QLTS đang phải in rất nhiều báo cáo: có báo cáo theo TT/QĐ không thể thay đổi, có báo cáo in theo nhu cầu quản trị tại đơn vị. Khi đối chiếu các báo cáo tương tự về ý nghĩa nhưng có cách lấy số liệu khác nhau khiến cán bộ QLTS hoang mang và thắc mắc.
  • Một số cặp báo cáo tiêu biểu như: Danh sách tài sản đang sử dụng tại đơn vị cần khớp với Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng; Danh sách tài sản đang sử dụng cần khớp với Sổ tài sản cố định (mẫu giá trị còn lại);  Danh sách tài sản ở Sổ TSCĐ cần khớp với Báo cáo kiểm kê TSCĐ.
  • Khi đối chiếu các báo cáo cần sử dụng trong quá trình quyết toán, Cán bộ QLTS thấy có sự chênh lệch mất thời gian kiểm tra các nguyên nhân theo đúng nghiệp vụ.

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn các thông tin trên báo cáo được thể hiện đồng nhất để tránh thắc mắc khi đối chiếu các báo cáo với nhau.
  • Bổ sung tham số báo cáo cho các báo cáo sau:
    • Danh sách tài sản cố định tại nơi sử dụng.
    • Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng.
    • Sổ tài sản cố định (Mẫu hiển thị giá trị còn lại).
    • S24-H Sổ Tài sản cố định.
2. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn có thể thay đổi các tiêu chí xem báo cáo nhanh chóng để tiết kiệm thời gian

2. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn có thể thay đổi các tiêu chí xem báo cáo nhanh chóng để tiết kiệm thời gian

Trước đây:

  • Khi lập 1 báo cáo thì cán bộ QLTS có nhu cầu xem báo cáo dưới nhiều tiêu chí để phục vụ công tác theo dõi và so sánh, đối chiếu.
  • Vì vậy, khi cần thay đổi các tiêu chí khi xem báo cáo, cán bộ QLTS mong muốn thực hiện thao tác nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo\Xem báo cáo, phần mềm chưa đáp ứng lấy lại dữ liệu trên tham số báo cáo. Cán bộ QLTS mất thời gian tắt màn hình Báo cáo đang xem để chọn lại dữ liệu trên Tham số báo cáo

Từ phiên bản R28:

  • Khi cần thay đổi các tiêu chí xem báo cáo, cán bộ QLTS có thể thực hiện thao tác nhanh chóng để tiết kiệm thời gian.
  • Phạm vi: Trên tất cả báo cáo cáo, mẫu in có form tham số báo cáo.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo\Xem báo cáo: Bổ sung nút Lấy lại dữ liệu, khi chọn sẽ hiển thị form Tham số báo cáo để anh/chị chọn lại.
3. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn nắm bắt cách thức đối chiếu số liệu giữa cặp báo cáo để tìm đúng được nguyên nhân chênh lệch

3. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn nắm bắt cách thức đối chiếu số liệu giữa cặp báo cáo để tìm đúng được nguyên nhân chênh lệch

Trước đây:

  • Hàng năm, cán bộ QLTS tiến hành in các báo cáo. Báo cáo được in có thể phục vụ các mục đích khác nhau: lưu trữ tại đơn vị, nộp lên cấp trên…Trước khi lưu trữ/nộp lên cấp trên thì cán bộ QLTS sẽ đối chiếu số liệu cùng thông tin để đảm bảo số liệu trùng khớp và chính xác.
  • Tuy nhiên, các thuật ngữ trên các báo cáo đang thể hiện khác nhau để diễn giải cùng 1 thông tin. Ví dụ: Thông tin “Nguyên giá của tài sản” tương đương với các thuật ngữ: Thành tiền, Giá trị cuối kỳ,…
  • Để đối chiếu chính xác số liệu giữa các báo cáo thì cán bộ QLTS cần thực hiện cộng trừ các cột thông tin trên báo cáo. Cán bộ QLTS thắc mắc không biết giá trị đó là được tính từ đâu, như thế nào khi kiểm tra thấy giá trị: Nguyên giá, HM/KH lũy kế; GTCL trên tính năng Đối chiếu báo cáo không khớp với số liệu trên từng báo cáo.

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ Quản lý tài sản có thể nắm bắt cách thức đối chiếu số liệu giữa cặp báo cáo để tìm đúng được nguyên nhân chênh lệch.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo\Đối chiếu báo cáo:
    • Trên tiêu đề tên các báo cáo đối chiếu tại từng mục thông tin đối chiếu, bổ sung biểu tượng (i).
    • Khi di chuột đến hiển thị chú thích công thức tính cột đó.
    • Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
4. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn nắm bắt mã báo cáo để dễ dàng tìm kiếm và phân biệt với các báo cáo có tên tương tự

4. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn nắm bắt mã báo cáo để dễ dàng tìm kiếm và phân biệt với các báo cáo có tên tương tự

Trước đây:

  • Đơn vị đang theo dõi và phân biệt các báo cáo bằng mã báo cáo để dễ tìm kiếm và dễ nhớ. Ví dụ: Mẫu số S24-H Sổ tài sản cố định; Mẫu số C04-H Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo, phần mềm đáp ứng trên tên báo cáo có bao gồm mã báo cáo của các loại: Báo cáo công khai; Báo cáo kê khai TSNN;… Chưa đáp ứng tất cả các báo báo thuộc: Báo cáo theo chế độ kế toán; Báo cáo quản trị.
  • Với những báo cáo không có Mã báo cáo thì cán bộ QLTS khó tìm kiếm do 1 số báo cáo tên dài và tương tự nhau.

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ Quản lý tài sản có thể nắm bắt mã báo cáo để dễ dàng tìm kiếm và phân biệt với các báo cáo có tên tương tự.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo: Bổ sung mã báo cáo vào tên một số báo cáo theo quy tắc <<Mã báo cáo>> – <<Tên báo cáo cáo>>.
5. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn nắm bắt nhanh những tài sản con trong lô chưa đầy đủ thông tin gây ảnh hưởng đến số liệu báo cáo để kịp thời điều chỉnh

5. Cán bộ Quản lý tài sản mong muốn nắm bắt nhanh những tài sản con trong lô chưa đầy đủ thông tin gây ảnh hưởng đến số liệu báo cáo để kịp thời điều chỉnh

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ Quản lý tài sản có thể nắm bắt nhanh những tài sản con trong lô chưa đầy đủ thông tin gây ảnh hưởng đến số liệu báo cáo để kịp thời điều chỉnh.
  • Tại Hướng dẫn quyết toán\Kiểm tra dữ liệu tài sản\Không đủ điều kiện về Nguyên giá: Đối với tài sản con trong lô, kiểm tra điều kiện về nguyên giá như một tài sản độc lập.
6. Cán bộ Quản lý tài sản muốn được hướng dẫn và cảnh báo khi thực hiện nhầm các thao tác chưa phù hợp với luồng nghiệp vụ tài sản thông thường để hạn chế sai sót số liệu sổ sách, báo cáo

6. Cán bộ Quản lý tài sản muốn được hướng dẫn và cảnh báo khi thực hiện nhầm các thao tác chưa phù hợp với luồng nghiệp vụ tài sản thông thường để hạn chế sai sót số liệu sổ sách, báo cáo

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ Quản lý tài sản muốn được hướng dẫn và cảnh báo khi thực hiện nhầm các thao tác chưa phù hợp với luồng nghiệp vụ tài sản thông thường để hạn chế sai sót số liệu sổ sách, báo cáo.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo\Đối chiếu báo cáo: Bổ sung câu cảnh báo cùng điều hướng đến màn chức năng tương ứng từng nghiệp vụ chưa phù hợp với quy trình quản lý tài sản.
7. Khi xem báo cáo tổng hợp số liệu tài sản, cán bộ tài sản mong muốn nắm bắt chi tiết biến động từng tài sản tạo thành báo cáo đó để dễ dàng đối chiếu và phát hiện sai lệch

7. Khi xem báo cáo tổng hợp số liệu tài sản, cán bộ tài sản mong muốn nắm bắt chi tiết biến động từng tài sản tạo thành báo cáo đó để dễ dàng đối chiếu và phát hiện sai lệch

Trước đây:

  • Vào mùa quyết toán, đơn vị thực hiện đối chiếu số liệu giữa các báo cáo cần nộp trước khi gửi lên đơn vị chủ quản.
  • Báo cáo C03/CCTT là báo cáo tổng hợp theo Nhóm loại tài sản (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình), được lập theo mẫu quy định tại Thông tư 39/2021/TT-BTC, không chi tiết theo từng tài sản nên khi phát hiện sai lệch tổng giá trị giữa C03 và các báo cáo khác, cán bộ QLTS cần rà soát chi tiết tình hình biến động của từng tài sản để tìm kiếm nguyên nhân.
  • Khi phát sinh sai lệch, Cán bộ QLTS mất thời gian in thêm báo cáo Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu hiển thị giá trị còn lại) để đối chiếu với S24-H Sổ TSCĐ. Tuy nhiên, cách lấy số liệu của báo cáo trên không hoàn toàn khớp với C03/CCTT nên cán bộ QLTS chưa tìm được đầy đủ nguyên nhân sai lệch trên báo cáo C03.
  • Báo cáo C03/CCTT chưa đáp ứng in theo chương nên CB QLTS phải tự bổ sung thêm thông tin Nguồn hình thành để tách báo cáo theo chương.

Từ phiên bản R28:

  • Khi xem báo cáo tổng hợp số liệu tài sản, Cán bộ quản lý tài sản mong muốn nắm bắt chi tiết tình hình biến động tài sản trên các báo cáo tổng hợp để dễ dàng đối chiếu và phát hiện sai lệch.
  • Tại Báo cáo\Danh sách báo cáo\Báo cáo theo chế độ kế toán\Mẫu số C03/CCTT – Báo cáo về việc cung cấp thông tin tài chính (TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình):
    • Khi tích chọn Hiển thị đơn vị tính trên báo cáo, hiển thị thêm Đơn vị tính để cán bộ tài sản chọn.
    • Bổ sung tùy chọn In chi tiết theo từng tài sản.
  • Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
8. Khi xem báo cáo đơn vị cấp dưới gửi, chuyên viên đơn vị chủ quản mong muốn biết được báo cáo nào của đơn vị nào để dễ dàng phân biệt

8. Khi xem báo cáo đơn vị cấp dưới gửi, chuyên viên đơn vị chủ quản mong muốn biết được báo cáo nào của đơn vị nào để dễ dàng phân biệt

Trước đây:

  • Định kỳ, đơn vị chủ quản gửi công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo quản lý Tài sản. Báo cáo của đơn vị nào thì sẽ có tên đơn vị đó để chuyên viên ĐVCQ dễ phân biệt.
  • Tại Báo cáo\Xét duyệt báo cáo: Khi chọn đơn vị trực thuộc để xem báo cáo, trên báo cáo không hiển thị tên đơn vị trực thuộc mà hiển thị tên đơn vị chủ quản.
    Tương tự khi vào Đã duyệt và chọn đơn vị để in báo cáo.
  • Chuyên viên ĐVCQ không phân biệt được báo cáo là của đơn vị nào.

Từ phiên bản R28:

  • Khi xem báo cáo đơn vị cấp dưới gửi, Chuyên viên đơn vị chủ quản  biết được báo cáo nào của đơn vị nào để dễ dàng phân biệt.
  • Đối với đơn vị chủ quản, tại Báo cáo\Xét duyệt náo cáo\Chờ xét duyệt: Khi chọn 1 đơn vị để xem báo cáo, hiển thị tên đơn vị tại thanh tiêu đề.
9. Cán bộ đơn vị chủ quản mong muốn có thể nắm bắt tình hình chuẩn hóa của các đơn vị trực thuộc để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở

9. Cán bộ đơn vị chủ quản mong muốn có thể nắm bắt tình hình chuẩn hóa của các đơn vị trực thuộc để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở

Trước đây:

  • Cán bộ Sở Tài chính Bắc Ninh yêu cầu cho các đơn vị trực thuộc cần hoàn tất chuẩn hóa để đồng bộ lên PM QLTSC cuối tháng 10.
  • Cán bộ ĐVCQ cần nắm bắt được tình hình chuẩn hóa của các đơn vị cấp dưới để ra công văn đôn đốc, nhắc nhở.
  • Trên phần mềm chưa đáp ứng theo dõi tình hình chuẩn hóa các đơn vị trực thuộc dành cho cấp chủ quản. Cán bộ ĐVCQ không có dữ liệu về tình hình chuẩn hóa của đơn vị cấp dưới, không có căn cứ gửi công văn đốc thúc, nhắc nhở.

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ Đơn vị chủ quản có thể nắm bắt tình hình chuẩn hóa của các đơn vị trực thuộc để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở.
  • Tại Báo cáo\Báo cáo quản trị:  Bổ sung Mẫu số BCQT23 – Thống kê tình hình chuẩn hóa tài sản.

    • Đối tượng: Đơn vị chủ quản (tính chất tổng hợp) và Đơn vị tài chính.
    • Chuyên viên đơn vị chủ quản có thể thống kê tình số lượng tài sản đã/chưa chuẩn hóa; tỷ lệ chuẩn hóa tại chính đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc.
”10.
Cán bộ tài sản mong muốn cập nhật danh mục tài sản cố định đặc thù theo Quyết định 19/2023/QĐ-UBND để quản lý tài sản theo đúng quy định của UBND tỉnh Tiền Giang” open=”no” style=”default” icon=”plus” anchor=”” anchor_in_url=”no” class=””]

10. [UBND Tiền Giang] Cán bộ tài sản mong muốn cập nhật danh mục tài sản cố định đặc thù theo Quyết định 19/2023/QĐ-UBND để quản lý tài sản theo đúng quy định của UBND tỉnh Tiền Giang

Trước đây:

  • Ngày 21/09/2023, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 19/2023/QĐ-UBND, ban hành danh mục tài sản cố định đặc thù, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
  • Căn cứ theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, quyết định ban hành chi tiết 6 loại và danh mục tài sản tương ứng thuộc nhóm IV – Tài sản cố định đặc thù. Ngoài ra, quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn đối với tài sản cố định vô hình.
  • Phần mềm đã cập nhật danh mục tài sản theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, chưa đáp ứng chi tiết danh mục tài sản cố định đặc thù và thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn % theo đặc thù tỉnh Tiền Giang.
  • Cán bộ tài sản chưa thể quản lý thông tài sản đơn vị chính xác theo quy định tỉnh.

Từ phiên bản R28:

  • Cán bộ tài sản có thể cập nhật danh mục tài sản cố định đặc thù và thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn theo Quyết định 19/2023/QĐ-UBND để quản lý tài sản theo đúng quy định UBND tỉnh Tiền Giang.
  • Phần mềm tự động cập nhật danh mục loại tài sản theo Quyết định 19/2023/QĐ-UBND, áp dụng cho năm 2023.
  • Giữ nguyên danh mục loại tài sản “Nhóm III – tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Tỉnh” và “Nhóm IV – Tài sản cố định đặc thù” cùng các loại tài sản đơn vị tự thêm đang áp dụng tại đơn vị.
  • Tại Cập nhật loại tài sản theo TT/QĐ: 
    • Sửa lại giao diện các màn hình từ Thông tư 23/2023/TT-BTC thành Quyết định 19/2023/QĐ-UBND.
    • Với tài sản cố định theo dõi trong năm 2022, tự động chuyển đổi dữ liệu của đơn vị về loại tài sản theo Quyết định 19/2023/QĐ-UBND.  
Cập nhật 19/12/2023

Bài viết này hữu ích chứ?

[footer_base]