1. Vấn đề:
Không tìm được một số tài sản khi thực hiện đánh giá lại.
2. Giải pháp:
Có 3 trường hợp Tài sản không thực hiện đánh giá lại bao gồm:
Trường hợp 1: Tài sản mới khai báo TSCĐ nhưng chưa được ghi tăng
Trường hợp 1: Tài sản mới khai báo TSCĐ nhưng chưa được ghi tăng
- Cách kiểm tra: Tìm tài sản đó xem trạng thái đang để là Chưa ghi tăng
- Cách xử lý: Thực hiện ghi tăng cho tài sản theo hướng dẫn tại đây
Trường hợp 2: Tài sản đã được ghi tăng nhưng lại có phát sinh khác diễn ra sau ngày thực hiện đánh giá lại
Trường hợp 2: Tài sản đã được ghi tăng nhưng lại có phát sinh khác diễn ra sau ngày thực hiện đánh giá lại
- Cách kiểm tra: Tìm đến tài sản đó, vào Lịch sử biến động xem chứng từ biến động gần nhất có phải ngày sau ngày đánh giá lại hay không. Ví dụ tài sản dưới đây ngày đánh giá lại là 25/10/2022. Và mã tài sản có chứng từ biến động ngày 31/12/2022.
- Cách xử lý: Kiểm tra lại đúng thứ tự phát sinh các chứng từ của tài sản, sau đó có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
-
- Cách 1: Chuyển ngày đánh giá lại về sau ngày có phát sinh gần nhất của tài sản nếu trong trường hợp muốn giữ nguyên kết quả phát sinh trước đó (ví dụ năm 2022 vẫn tính hao mòn nhưng năm sau 2023 mới đánh giá lại)
- Cách 2: Xóa bỏ các chứng từ đã phát sinh sau, thực hiện đánh giá lại trước rồi mới lập lại các chứng từ vừa xóa.
Trường hợp 3: Tài sản đã được ghi tăng được lập chứng từ ghi giảm trước ngày đánh giá lại
Trường hợp 3: Tài sản đã được ghi tăng được lập chứng từ ghi giảm trước ngày đánh giá lại
- Cách kiểm tra: Tìm đến tài sản cần đánh giá lại, vào Lịch sử biến động xem chứng từ ghi giảm trước đó. Ví dụ tài sản dưới đây cần đánh giá lại vào ngày 15/12/2022 nhưng có ngày ghi giảm 17/11/2022.
- Cách xử lý: Nếu tài sản phải đánh giá lại trước khi ghi giảm thì bạn xóa bỏ các chứng từ ghi giảm đã phát sinh, thực hiện đánh giá lại trước rồi mới lập lại chứng từ ghi giảm.
Lượt xem:
248