1. Mục đích
AVA hỗ trợ cán bộ QLTS có thể nắm bắt nguyên nhân tài sản không phải tính hao mòn/khấu hao để tránh thắc mắc, mất thời gian liên hệ hỗ trợ
2. Chi tiết thay đổi
Cuối năm, cán bộ QLTS chỉ thực hiện tính hao mòn cho những tài sản cố định có tỷ lệ hao mòn lớn hơn 0 và vẫn còn giá trị sử dụng (tức là giá trị còn lại lớn hơn 0).
Theo Thông tư 23/2023/TT-BTC:
-
Cách tính hao mòn năm: Hao mòn năm = Nguyên giá × Tỷ lệ hao mòn
-
Cách tính hao mòn năm cuối cùng: Hao mòn năm cuối = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế đến hết năm trước
-
Với tài sản chuyển tiếp (theo điều 17): Hao mòn năm = Giá trị còn lại (GTCL) / Số năm sử dụng còn lại
– Trước phiên bản R56:
Khi thực hiện tính hao mòn, phần mềm sẽ không hiển thị những tài sản có giá trị còn lại bằng 0 hoặc tỷ lệ hao mòn bằng 0. Vì vậy, cán bộ QLTS có thể thắc mắc tại sao một số tài sản không xuất hiện trong danh sách khi lập chứng từ tính hao mòn.
Khi cán bộ QLTS thực hiện tính hao mòn tài sản, phần mềm tự động tính đúng theo các công thức trên.
Cụ thể:
-
Hao mòn năm cuối = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế đến năm trước
-
Nếu là tài sản chuyển tiếp từ TT/QĐ cũ thì: Hao mòn năm = GTCL / Số năm sử dụng còn lại
Một số cán bộ QLTS chưa nắm được quy định mới tại Thông tư 23, dẫn đến thắc mắc: Tại sao giá trị hao mòn năm trên chứng từ không bằng công thức Nguyên giá × Tỷ lệ hao mòn?
– Kể từ phiên bản R56:
Cụ thể như sau:
Khi lập chứng từ tính hao mòn, phần mềm sẽ hiển thị trợ lý ảo (AVA) gợi ý các câu hỏi thường gặp để giúp cán bộ QLTS hiểu rõ hơn quy trình.
Trường hợp không thấy một số tài sản xuất hiện trong danh sách tính hao mòn, cán bộ QLTS có thể chọn chức năng “Kiểm tra nguyên nhân không tìm thấy tài sản” để tra cứu lý do và xử lý kịp thời.
- AVA sẽ hiển thị nguyên nhân và gợi ý hướng xử lý
Nếu muốn hiểu rõ cách tính hao mòn tài sản, cán bộ QLTS chọn Cách tính hao mòn