Khai báo nguyên giá của TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC và quyết định đặc thù của Bộ/Tỉnh

Lưu ý:

  • Ngày 25/04/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC  (Thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC) hướng dẫn chế độ quản lý và tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

  • MISA QLTS đã cập nhật đáp ứng theo thông tư mới theo hướng dẫn chi tiết tại đây. 
  • Trường hợp đơn vị cần khai báo bù các tài sản trong năm cũ (VD: 2021; 2022..) anh/chị có thể tham chiếu đến Thông tư 45/2018/TT-BTC (Hiệu lực: 07/05/2023 – 24/04/2023) để đáp ứng quy định. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Phần mềm MISA QLTS đã cải tiến tính năng khai báo tài sản để đáp ứng quy định về danh mục và nguyên giá tài sản tại Thông tư 45/2018/TT-BTC (TT45) và các quyết định đặc thù của Bộ/Tỉnh về quản lý TSCĐ.
  • Cụ thể, theo TT45, TSCĐ phải có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên. Những TSCĐ có nguyên giá từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng sẽ khai báo loại tài sản theo quyết định của Bộ/Tỉnh có ban hành danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại TT45.
  • Do đó, khi khai báo TSCĐ, anh/chị phải nhập nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên, nếu nguyên giá thấp hơn 10.000.000 đồng, phần mềm sẽ hiển thị cảnh báo, anh/chị cần chọn lại loại tài sản cho phù hợp.
  • Lưu ý: Đối với những tỉnh chưa ban hành quyết định về TSCĐ chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC, những TSCĐ có nguyên giá dưới 10.000.000 đồng sẽ được theo dõi tại Công cụ dụng cụ.
  • Chi tiết như sau:
I. Quy định về quản lý TSCĐ tại Thông tư 45/2018/TT-BTC (TT45)

I. Quy định về quản lý TSCĐ tại Thông tư 45/2018/TT-BTC (TT45)

Theo Khoản 1, Điều 3 TT45:

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Khoản 2, Điều 3 TT45 quy định:

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

Khoản 3, Điều 3 TT45 quy định:

Căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:

a) Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Điều 5 TT45 quy định về TSCĐ đặc thù:

1. Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hin vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, y ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương để thống nhất quản lý.

3. Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

II. Nếu khai báo tài sản cố định có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên (quản lý theo Thông tư 45/2018/TT-BTC)

II. Nếu khai báo tài sản cố định có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên (quản lý theo Thông tư 45/2018/TT-BTC)

1. Chọn Loại tài sản thuộc danh mục I. Tài sản cố định hữu hình hoặc II. Tài sản cố định vô hình

Ví dụ: Khai báo tài sản là Máy vi tính để bàn có mã tài sản 50101 thuộc danh mục I. Tài sản cố định hữu hình.

2. Giá trị nguyên giá phải từ 10.000.000 đồng trở lên.

Nếu nguyên giá thấp hơn 10.000.000 đồng, phần mềm sẽ hiển thị cảnh báo:

III. Nếu khai báo tài sản cố định có nguyên giá từ 5 triệu và nhỏ hơn 10 triệu đồng (Quản lý theo quyết định đặc thù của Bộ/Tỉnh)

III. Nếu khai báo tài sản cố định có nguyên giá từ 5 triệu và nhỏ hơn 10 triệu đồng (Quản lý theo quyết định đặc thù của Bộ/Tỉnh)

1. Chọn Loại tài sản thuộc danh mục III. Tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Tỉnh.

2. Giá trị nguyên giá phải từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.

Ví dụ: Tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND trong đó quy định Danh mục tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. 

 

Khi khai báo tài sản mới là máy tính để bàn, anh/chị chọn Loại tài sản là Máy vi tính để bàn có mã tài sản 1801 thuộc danh mục III. Tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Tỉnh. Nguyên giá tài sản phải từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.

Nếu nguyên giá thấp hơn 5.000.000 đồng hoặc lớn hơn 10.000.000, phần mềm sẽ hiển thị cảnh báo:

IV. Khai báo tài sản cố định đặc thù theo quyết định đặc thù của Bộ/Tỉnh

IV. Khai báo tài sản cố định đặc thù theo quyết định của Bộ/Tỉnh

1. Chọn Loại tài sản thuộc danh mục IV. Tài sản cố định đặc thù.

Ví dụ: Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND của tỉnh Thái Bình có quy định Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. 

Khi khai báo tài sản mới là TSCĐ đặc thù, anh/chị chọn Loại tài sảnIV. Tài sản cố định đặc thù. 

*Đối với những tỉnh chưa ban hành quyết định về TSCĐ chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC, những TSCĐ có nguyên giá dưới 10.000.000 đồng sẽ được theo dõi tại Công cụ dụng cụ.

Ví dụ: Khi cần khai báo tài sản là máy tính có nguyên giá dưới 10.000.000 đồng và không thuộc danh mục TSCĐ theo quyết định đặc thù tỉnh, anh/chị ghi tăng tài sản này ở dạng CCDC.

Cập nhật 29/12/2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

[footer_base]